CHIA SẼ KINH NGHIỆM
CHIA SẼ KINH NGHIỆM
Kinh nghiệm lựa chọn và thi công sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ là vật liệu dùng để lát sàn nhà, thay thế cho các loại gạch hay đá [...]
Sàn gỗ là vật liệu dùng để lát sàn nhà, thay thế cho các loại gạch hay đá thông thường. Sàn gỗ có rất nhiều loại tuy nhiên thì Sàn gỗ tự nhiên là loại có giá trị cao nhất về tính thẩm mỹ, công năng sử dụng cũng như về giá trị kinh tế. Sàn gỗ tự nhiên chọn loại nào tốt? và Thi công sàn gỗ tự nhiên như thế nào thì đạt chuẩn? là câu hỏi mà chắn chắn ai cũng đặt ra, khi muốn lựa chọn sàn gỗ tự nhiên làm vật liệu lát sàn. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra những ưu và nhược điểm của những loại gỗ nhiên được ưa chuộng hiện nay mong muốn giúp ích các bạn trong việc lựa chọn loại ván sàn tự nhiên phù hợp.
Về cấu tạo thì có thể chia sàn gỗ tự nhiên gồm có 2 loại là: Solid (gỗ thịt nguyên tấm) và Engineered (lớp mặt bằng gỗ tự nhiên dày từ 3-5mm dán lên trên lớp Plywood dày từ 12-15mm)
Sàn gỗ tự nhiên Solid: được cấu tạo 100% là gỗ thịt nguyên khối, có thể cải tạo mới lại sau rất nhiều lần chà nhám nên có tuổi thọ cũng như giá trị sử dụng rất cao. Tuy nhiên vì là gỗ nguyên khối nên Sàn gỗ solid vẫn có khả năng bị cong vênh, co ngót, giản nở và để khắc phục vấn đề này thì khi thi công Sàn gỗ solid thay vì lát trực tiếp xuống nền thì nên thả một lớp găng (khung xương) bằng gỗ hoặc một lớp Plywood (quy trình Tangboard) rồi mới lát gỗ lên trên đó. Chính vì quy trình thi công khá phức tạp cộng với giá gỗ nguyên tấm cao nên giá hoàn thiện của Sàn gỗ tự nhiên Solid rất cao.
Sàn gỗ tự nhiên Engineered: hay còn gọi là Sàn gỗ kỹ thuật, cấu tạo gồm lớp gỗ thịt dày từ 3mm-5mm dán lên trên lớp Plywood (ván ép kháng ẩm) bằng keo chuyên dụng và phải đảm bảo việc không bị tách lớp khi ngấm nước. Nên lựa chọn Sàn gỗ Engineered sử dụng Plywood của Nga vì đây là loại tốt nhất đặc biệt có thể đun trong nước sôi đến 72h mà không tách lớp. Ưu điểm của Sàn gỗ Engineered có độ ổn định hầu như tuyệt đối nên khi thi công sàn gỗ Engineered thì chỉ cần trải 1 lớp Foam cao su độ dày 3mm rồi có thể lát gỗ trực tiếp lên trên đó, ngoài ra giá thành hoàn thiện chỉ bằng ⅔ so với Sàn gỗ solid. Các loại gỗ được sử dụng để làm lớp mặt của sàn gỗ Engineered là những loại gỗ có độ ổn định thấp như gỗ Sồi (Oak) hoặc các loại gỗ đắc tiền như: Walnut (Óc Chó), Teak Myanmar… nhằm giúp giảm giá thành của sản phẩm.
Xét về chủng loại thì có rất nhiều loại gỗ được sử dụng để làm sàn gỗ tự nhiên , mỗi loại sàn gỗ tự nhiên đều có ưu và nhược điểm riêng. Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra một số loại và sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dựa trên việc tổng hợp nhiều yếu tố như: mức độ phổ biến, công năng sử dụng, vẻ đẹp thẩm mỹ và giá thành sản phẩm. Nếu bạn muốn tìm hiểu về giá cụ thể từng loại ván sàn gỗ thì có thể tìm hiểu thêm: Báo giá sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ Sồi (Oak): có thớ gỗ to, vân gỗ chiếm tỷ lệ cao, là vân núi hoặc vân thẳng trông rất đẹp; Sàn gỗ Sồi nên chọn gỗ Sồi trắng (White Oak) của Châu Âu hoặc của Mỹ vì gỗ có chất lượng tốt và có tông màu sáng nên có thể lên màu tuỳ thích, Sàn gỗ sồi rất được ưa chuộng trong thiết kế đặc biệt là các kiểu ván sàn design, giả cổ… Một ưu điểm nữa là giá thành của Sàn gỗ sồi nằm ở mức vừa phải, nhược điểm là Sàn gỗ Sồi Solid có tỷ lệ giản nở lớn khi tiếp xúc với nước hoặc hơi ẩm và để khắc phục vấn đề này cần phải đưa ra phương án thi công hợp lý hoặc sử dụng Sàn gỗ Engineered Oak (Sồi kỹ thuật)
Sàn gỗ Walnut (Óc Chó): sở hữu vân gỗ đẹp mắt, tông màu sang trọng mà hiếm có loại gỗ nào có được nên sàn gỗ Walnut là loại sàn gỗ rất được ưa chuộng trong các công trình cao cấp. Sàn gỗ Walnut có độ ổn định cao, ít cong vênh, co ngót, mối mọt; giá thành của sàn gỗ Solid Walnut khá cao, để giảm chi phí có thể sử dụng Sàn gỗ Engineered Walnut để thay thế. Nên chọn mua Sàn gỗ Walnut được sản xuất từ gỗ nguyên liệu là gỗ Walnut Bắc Mỹ vì đây là loại có chất lượng tốt nhất, thớ gỗ mịn và màu sắc đồng đều hơn.
Sàn gỗ Teak: gỗ Teak hay còn gọi là Giả Tỵ có thớ gỗ dai và mịn, gỗ ít thấm nước có độ ổn định cao cả khi tiếp xúc với nước và hơi ẩm. Trong gỗ Teak tự tiết ra tinh dầu tự nhiên giúp gỗ có khả năng chống mối mọt, sàn gỗ Teak có sự thay đổi màu sắc theo mùa; vào mùa nắng gỗ có màu vàng óng, mùa mưa gỗ nhả về màu vàng xám rất độc đáo. Sở hữu tông màu và vệt vân mang xu hướng hiện đại nên sàn gỗ Teak rất được ưa thích trong các phong cách thiết kế Châu Âu. Gỗ Teak có khá nhiều loại nhưng chỉ nên sử dụng Teak Myanamar hoặc Teak Lào vì đây là 2 loại có giá trị cao nhất.
– Teak Myanmar có tuổi đời lên đến hàng trăm năm nên gỗ rất cứng, độ ổn định hầu như tuyệt đối, là cây lâu năm nên mắt gỗ hầu như đã bị tiêu hết, vân gỗ có những vệt vân đen nhỏ mịn rất độc đáo. Vì số lượng ngày càng khan hiếm nên giá Sàn gỗ Teak Myanmar solid rất đắc đỏ, với mức kinh phí thấp hơn thì có thể sử dụng sàn gỗ Teak Myanmar Engineered
– Sàn gỗ Teak Lào có tuổi đời từ 30-50 năm có chất lượng gỗ đứng thứ 2 chỉ sau Sàn gỗ Teak Myanmar sẽ là lựa hợp lý với kinh phí đầu tư vừa phải. Lưu ý là gỗ Teak Lào phải có tuổi đời ít nhất từ 30 năm trở lên thì Sàn gỗ Teak Lào mới đảm bảo được độ ổn định và thẩm mỹ
Sàn gỗ Gõ đỏ: gỗ Gõ đỏ có thớ gỗ mịn, nặng, cứng, độ ổn định cao. Trong quá trình sử dụng theo thời gian gỗ xảy ra hiện tượng lên nước sẽ chuyển sang màu đỏ nâu, gỗ trở nên đều màu hơn, ngày càng bóng, và nổi vân rất đẹp. Trên thị trường hiện nay có 2 dòng là: Gõ đỏ Lào và Gõ đỏ Nam Phi, về chất lượng thì không có nhiều sự khác biệt cho lắm tuy nhiên do sản lượng khan hiếm nên giá Gõ Đỏ Lào gấp đôi so với Gõ đỏ Nam Phi
Sàn gỗ Chiu Liu: gỗ Chiu Liu có đặc tính rất nặng, và cứng tuy nhiên độ ổn định lại không cao, vì vậy khi thi lăp sàn gỗ Chiu Liu không được lắp trực tiếp xuống nền mà bắt buộc phải lắp trên găng gỗ hoặc trên ván ép Plywood. Gỗ Chiu Liu có vân gỗ dễ nhìn, tông màu đen trung tín mang lại cảm giác sang trọng, quý phái; giá sàn gỗ Chiu Liu ở mức tầm trung nên cũng khá được ưa chuộng
Sàn gỗ Giáng Hương: đây là loại có độ ổn định thuộc hàng cao nhất trong các loại sàn gỗ tư nhiên, gỗ không bị mối mọt và có hương thơm rất dễ chịu. Sàn gỗ Hương Lào mang vẻ đẹp và chất lượng vượt trội so với các loại gỗ Hương khác, tuy nhiên có giá cao và số lượng rất hạn chế.
Sàn gỗ Căm xe: có thớ mịn, mật độ vân gỗ ở mức tương đối, trọng lượng gỗ tương đối nặng, gỗ Căm xe có độ giản nở cao khi tiếp xúc với hơi ẩm nên khi thi công cần phải đặt biệt lưu ý. Sàn gỗ Căm xe trên thị trường đa phần là căm xe Campuchia, gỗ căm xe có tông màu đỏ thẫm sử dụng lâu ngày chuyển xuống màu tối, giá Sàn gỗ căm xe ở mức rất vừa túi tiền tuy nhiên tông màu của gỗ Căm xe lại không được nhiều người ưa chuộng.
Một số lưu ý khác trong việc lựa chọn và thi công sàn gỗ tự nhiên:
– Để đảm bảo vấn đề thẩm mỹ, gỗ ít lỗi và đồng đều về màu sắc thì nên chọn sàn gỗ ít mắt, và không có mắt chết (mắt lủng xuyên qua thanh gỗ); tỷ lệ dác bám trên thanh gỗ thấp (phần dác gỗ có màu nhạt hơn phần lõi, ngoài ra dác gỗ dễ cong vênh và có khả năng bị mối mọt tấn công)
– Việc sử dụng sàn gỗ tự nhiên quy cách quá nhỏ sẽ làm cho sàn nhà trông bị nát, nên dùng quy cách mặt rộng từ 120mm và độ dài từ 1200mm trở điều này giúp cho không gian nhà bạn trông rộng rãi hơn. Trước khi lắp đặt phải tính toán trên tổng thể mặt sàn để hạn chế tối đa những vị trí đắp miếng nhỏ hoặc nối tấm gỗ ngắn ở những chỗ kết thúc
– Sàn gỗ tự nhiên trước đây thường được hoàn thiện bằng sơn UV để tạo độ cứng trên bề mặt giúp sàn gỗ chống trầy xước. Loại này còn nhiều nhược điểm như không giữ lại được vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, ngoài ra việc làm mới lại gặp phải nhiều bất tiện do phải chà nhám hết lớp sơn cũ. Để khắc phục vấn đề này các bạn nên lựa chọn Finish sàn gỗ bằng hệ dầu lau Osmo với những ưu điểm vượt trội hơn cách Finish bằng sơn UV truyền thống như: dầu sẽ thẩm thấu vào sâu bên trong để bảo vệ gỗ, làm nổi bậc vân gỗ, giữ lại vẻ đẹp mộc mạc của gỗ, đặc biệt là việc bảo trì làm mới sàn gỗ về sau với dầu Osmo sẽ rất đơn giản, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, không bị ô nhiễm bởi việc chà nhám. Với Dầu Osmo các đơn vị thi công có thể Finish bề mặt sàn tại công trình một cách đơn giản và nhanh chóng sau khi lắp đặt và trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Những điều cần biết trước khi chọn lắp sàn gỗ kỹ thuật Engineerd
Sàn gỗ kỹ thuật Engineered hiện là một trong những dòng ván sàn được nhiều khách hàng yêu thích bởi cấu trúc ổn định, ít giãn nở hay ảnh hưởng từ nhiệt độ, độ ẩm. [....]
Sàn gỗ kỹ thuật Engineered là sự lựa phù hợp cho các công trình hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ thông tin phân loại về dòng ván sàn này cũng như một số kinh nghiệm lắp đặt dưới đây.
Ưu điểm của sàn gỗ kỹ thuật Engineered
Đây là loại sàn gỗ được ép từ những lớp gỗ tự nhiên lại với nhau. Lớp bề mặt là gỗ tự nhiên mang giá trị cao như gỗ sồi, căm xe, giáng hương, chiu liu… Lớp đáy cấu tạo bởi plywood, tức là ghép nối 10-15 tấm ván mỏng 1-2 mm lại với nhau bằng cách ép và dán keo, tạo thành một khối rắn chắc dày 8-10mm. Lớp plywood thường nhập khẩu từ Nga.
Sàn gỗ Engineered được sơn trên hệ thống dây chuyền sơn 7 lớp, giúp bề mặt sàn láng bóng, bền đẹp cùng khả năng chống trầy xước cao. Sàn gỗ cũng sở hữu đa dạng hoa văn vân gỗ và màu sắc được chọn lọc trong gỗ thật, có khả năng chịu nhiệt tốt, không phai hay bạc màu dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời.
Sàn gỗ Engineered sử dụng các chất phụ gia không độc và loại sơn an toàn cho sức khỏe, đồng thời có giá thành rẻ hơn 20-30 % so với sàn gỗ tự nhiên.
Phân loại
Có nhiều dòng sàn gỗ kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên, mỗi loại sàn gỗ có một loại đặc tính và độ bền riêng. Khách hàng nên sử dụng 3 loại sàn gỗ kỹ thuật phổ biến, gồm sàn gỗ kỹ thuật sồi, sàn gỗ kỹ thuật óc chó, sàn gỗ Enginer Teak.
Cụ thể, sàn gỗ Engineer Walnut, còn gọi là sàn gỗ kỹ thuật óc chó, được xuất từ 2 lớp gồm lớp bề mặt tự nhiên óc chó (Walnut) và lớp đáy polywood, có khả năng chống sâu bọ, mối mọt tốt. Đây là một trong những loại sàn gỗ có độ bền cao ngay cả trong điều kiện ẩm dễ hư mục. Màu sắc, vân gỗ của sàn gỗ kỹ thuật óc chó ít bị thay đổi theo thời gian vì được phủ sơn giúp bảo vệ sàn từ bên trong.
Sàn gỗ kỹ thuật Enginer sồi có cấu tạo gồm 2 lớp là lớp bề mặt tự nhiên sồi và lớp đáy polywood. Lớp bề mặt gỗ sồi được lựa chọn kỹ, vân gỗ và màu sắc tươi sáng, thuộc một trong 3 loại sàn gỗ kỹ thuật phổ biến hiện nay. Có giá thành trung bình, phù hợp với nhu cầu kinh tế của nhiều gia đình, sàn gỗ kỹ thuật sồi được nhiều khách hàng lựa chọn.
Sàn gỗ Enginer Teak được cấu tạo gồm 2 lớp là lớp bề mặt tự nhiên là gỗ teak và lớp đáy polywood. Gỗ teak được biết đến là loại gỗ có khả năng chịu ẩm và chịu nước tốt. Nhờ đó, sàn gỗ Teak không chỉ được ứng dụng để ốp sàn nhà, mà còn được lắp đặt ở các vị trí thường xuyên tiếp xúc nhiều với nước như nhà tắm hay sân vườn ngoài trời.
Kinh nghiệm lắp đặt
Sàn gỗ kỹ thuật Engineerd có một số đặc tính khác hoàn toàn các dòng sàn gỗ khác. Vì vậy, bạn cần phải có kiến thức trong cách lắp đặt sàn gỗ kỹ thuật mới có thể đảm bảo sàn nhà bền đẹp lâu dài.
Theo đó, khi lắp đặt sàn gỗ kỹ thuật, bạn cần đảm bảo nhiệt độ không khí trong phòng luôn trên 18 độ C và nhiệt độ bề mặt sàn luôn trên 15 độ C, độ ẩm đạt 50-75%. Bạn nên sử dụng dụng cụ đo độ ẩm để kiểm tra trước khi lắp sàn. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra nhằm đảm bảo sàn nhà bằng phẳng ở mức tuyệt đối, để dễ dàng và thuận lợi khi thi công. Bên cạnh đó, bạn không nên lắp đặt sàn gỗ theo dạng thông thường mà nên ngắt mạch hở giữa các phòng. Các mép gỗ các tường khoảng 10-12 mm.
Chưa hết, bạn nên sử dụng sơn dầu tốt dành cho sàn gỗ, tốt nhất là sử dụng sơn dầu osmo. Đây là loại sơn dầu được chiết xuất từ tinh dầu thực vật tự nhiên. Vì vậy, sản phẩm không chỉ an toàn với sức khỏe người sử dụng, mà còn giúp bảo vệ sàn gỗ từ bên trong. Dầu sẽ thấm vào trong từng thớ gỗ và bảo vệ gỗ, giảm sự hư hại bởi độ ẩm từ bên trong.
Không những thế, dầu lau osmo còn giúp sàn gỗ bền màu với thời gian và các chất chống tia UV khi được lắp đặt ngoài trời.
Trên đây là các thông tin về sàn gỗ Engineerd, một trong những loại sàn gỗ được cải tiến theo công nghệ mới khắc phục được các nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên, có độ ổn định cao hơn và giá thành mềm hơn. Với những ưu điểm của dòng sàn gỗ này, trong tương lai, dòng sàn gỗ kỹ thuật sẽ sớm là loại sàn thay thế dần sàn gỗ tự nhiên nhằm giúp bảo vệ môi trường.
Kinh nghiệm chọn mua sàn gỗ Teak sử dụng ngoài trời
Gỗ Teak hay còn có tên gọi khác là gỗ giả tỵ hoặc gỗ tếch nói chung có khả năng chịu nắng mưa tốt hơn những loại gỗ thông thường khác [....]
Gỗ Teak có cấu tạo đặc biệt: thớ gỗ mịn và dai, ngoài ra trong từng thớ gỗ có chất tinh dầu tự nhiên giúp cho gỗ chống chọi lại với các tác nhân gây hại như nấm mốc, mối mọt… và giữ được sự ổn định khi tiếp xúc với nước và ánh nắng trực tiếp. Khi gỗ tiếp xúc với nắng thì lượng tinh dầu tiết ra nhiều hơn làm cho gỗ có màu trở nên vàng óng rất đẹp. Chính vì sở hữu những ưu điểm nêu trên nên gỗ Teak thường được chọn cho các hạng mục gỗ ngoài trời.
Thị trường hiện nay chỉ có duy nhất Teak Myanmar (Teak Miến Điện) là cây gỗ lâu năm được khai thác từ rừng nguyên sinh. Sản lượng gỗ Teak rất khan hiếm cho nên giá của gỗ Teak Myanmar vô cùng đắt đỏ. Trong bài viết này Mộc Phát không đi sâu về Teak Myanmar mà chỉ tập trung phân tích về các loại gỗ Teak rừng trồng tuổi đời từ 25-50 năm với mức kinh phí đầu tư hợp lý hơn.
Rừng nguyên sinh trên thế giới hiện nay đã bị khai thác cạn kiệt, rừng trồng theo chuẩn FSC (rừng trồng và khai thác có lộ trình bài bản) hiện nay đang là xu hướng bắt buộc. Teak rừng trồng chủ yếu gồm 2 loại Teak Lào (có nguồn gốc từ Lào), Teak Nam Phi (nguồn gốc từ các quốc gia ở miền nam Châu Phi như: Nam Phi, Congo, Cameroom, Tanzania…)
Gỗ Teak Lào có chất lượng tốt hơn và giá thành đắc hơn so với Teak Nam Phi, để tránh sự nhầm lẫn trong việc lựa chọn thì Mộc Phát sẽ nêu ra những điểm khác nhau giữa 2 loại này như sau:
– Teak Lào có màu vàng sẫm, vân gỗ nhỏ mịn rõ nét, nhiều vân đen và có chiều sâu; còn Teak Nam Phi thì màu vàng hơi nhợt nhạt, vân lớn, ít vệt đen và vân gỗ không sắc nét.
– Vì là cây lâu năm và sinh trưởng chậm cho nên gỗ Teak Lào nặng, cứng và đanh chắc hơn so với Teak Nam Phi.
– Do có sự khác biệt về thổ nhưỡng nên Teak Lào mặc dù tuổi đời lâu năm hơn nhưng đường kính thân cây lại nhỏ hơn, thông thường chỉ khoảng 30-50cm còn Teak Nam Phi thì đường kính từ 70-80cm. Tuy nhiên thì Teak Lào có thớ gỗ săn chắc, độ ổn định cao hơn và chịu mưa nắng tốt hơn Teak Nam Phi.
– Teak Lào có lượng tinh dầu trong gỗ nhiều hơn so với Teak Nam Phi, vì vậy nên khi sử dụng thì Teak Lào xảy ra hiện tượng lên nước mạnh hơn, gỗ trở nên vàng bóng đẹp hơn so với Teak Nam Phi.
Nếu sử dụng gỗ Teak Lào làm ván sàn hoặc các hạng mục gỗ ngoài trời thì Mộc Phát có những điều cần lưu ý như sau:
– Để đảm bảo độ bền sử dụng về lâu dài tốt nhất nên chọn Teak Lào có tuổi đời trên 30 năm – Thanh gỗ hoàn thiện phải có tỷ lệ lõi cao và ít giác. Bởi vì giác gỗ tương đối mềm và vẫn có khả năng bị mối mọt.
– Nên lắp đặt trên hệ khung xương inox 304 thay vì khung xương gỗ hoặc nhựa, để tránh tình trạng gỗ chưa hỏng mà khung xương đã hỏng hệ khung xương danh cho gỗ teak.
– Quy cách gỗ Teak Lào sử dụng ngoài trời nên có độ dày từ 20mm trở lên, để hạn chế tối đa hiện tượng cong vênh.
– Nên đem phơi gỗ ngoài nắng trước khi sơn hoàn thiện để gỗ tự tiết ra tinh dầu, gỗ sẽ đều màu và sáng đẹp hơn.
Sử dụng hệ dầu lau Osmo ngoài trời để bảo quản định kỳ từ 1- 2năm/lần, dầu sẽ thẩm thấu sâu vào bên trong bảo vệ giúp gỗ chống thấm nước tốt hơn, không bám rong rêu, ngoài ra còn chống lại tác động của tia UV giúp gỗ ít bị bạc màu.
Kinh nghiệm thi công sàn gỗ ngoài trời
Gia chủ chú ý chọn sàn gỗ phù hợp, chuẩn bị mặt bằng kỹ, làm khung xương chắc chắn, sử dụng phụ kiện chuẩn [...]
Lắp đặt sàn gỗ ngoài trời không hề đơn giản. Muốn quá trình lắp đặt sàn gỗ diễn ra nhanh chóng mà vẫn đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ, gia chủ và đội ngũ thi công xây nhà cần có kiến thức, kinh nghiệm thực tế.
Chọn sàn gỗ phù hợp
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia xây dựng thì dù là sử dụng sàn gỗ nhựa composite hay sàn gỗ tự nhiên, gia đình chọn loại có độ dày từ 20mm trở lên.
Nếu sử dụng gỗ nhựa composite thì nên chọn những loại gỗ nhựa gốc PE vì bền màu hơn. Còn sàn gỗ tự nhiên thì phải chọn đúng những loại gỗ có thể sử dụng tốt ở ngoài trời như: Teak Lào, Teak Myanmar, Sao đen Nam Mỹ hoặc các loại gỗ tự nhiên biến tính thông dụng như: Thermal Ash, Thermal Pine, Accoya… Gia đình nên sử dụng dầu lau Osmo để hoàn thiện bể mặt để tăng độ bảo vệ và giữ cho gỗ tự nhiên không bị xuống màu dưới tác động của tia UV.
Chuẩn bị mặt bằng kỹ
Sàn gỗ ngoài trời không thoát nước trên mặt mà thoát nước phía bên dưới thông qua khe hở giữa các tấm ván với nhau. Vì vậy nền phía bên dưới phải cán tạo độ dốc từ 1% trở lên để đảm bảo vấn đề thoát nước, trước khi lắp đặt cần kiểm tra (lấy vòi nước xịt thử) xem nước đã thoát tốt hay chưa, nếu có hiện tượng nước bị đọng vũng thì phải cán nền lại.
Làm hệ khung xương thật chắc chắn
Không giống như sàn gỗ trong nhà, sàn gỗ ngoài trời không thể lắp trực tiếp lên nền bê tông mà phải lắp đặt trên hệ khung xương. Khung xương là bộ phận có tác dụng nâng sàn đảm bảo vấn đề thoát nước.
Gia đình nên nâng khung xương lên cao hơn mặt sàn bê tông bên dưới khoảng từ 20-30cm để lượng nước, hơi ẩm bên dưới được lưu thông tốt, thông thoáng hơn, điều này sẽ giúp đảm bảo tuổi thọ của sàn gỗ.
Để nâng khung lên cao mà vừa đảm bảo độ cứng cáp của sàn, gia đình nên làm khung xương bằng inox 304 hoặc sắt mạ kẽm sơn chống rĩ và làm xương 2 lớp: lớp thứ nhất (lớp xương gánh) thả cách khoảng 1m, lớp thứ 2 (lớp xương để lắp ván) thả cách khoảng 300mm.
Sử dụng phụ kiện chuẩn
Là vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước vì thế nên sử dụng vít inox để tránh việc bị oxy hoá, để tránh việc bắn vít trực tiếp lên mặt ván nên sử dụng thêm phụ kiện chốt nhựa để đảm bảo tính thẩm mỹ. Ngoài ra chốt nhựa còn có tác dụng tạo thành khe hở 5mm giữa các thanh ván với nhau đảm bảo việc thoát nước xuống phía bên dưới dễ hơn.
Ngoài ra, để đảm bảo vấn đề thẩm mỹ, trước thi lắp ván, gia chủ phải tính toán tổng thể để hạn chế những chỗ đắp miếng nhỏ, những đoạn nối ngắn ở những điểm kết thúc sàn.
Ở những vị trí có phễu thu sàn bên dưới thì phải làm nắp sống để sau này có thể tháo nắp ra vệ sinh dễ dàng, tránh tình trạng phễu bị nghẹt nước không thoát đi được. Gia đình nên lắp đặt sàn gỗ ngoài trời ở giai đoạn cuối của công trình để hạn chế sàn bị bẩn và trầy xước khi các đội khác vào thi công
Cách thi công sàn gỗ Teak Lào
Hôm nay REAL TREE xin sẻ bạn thêm thông tin về sàn gỗ teak đó là teak lào về kinh nghiệm cũng như nhưng lưu ý quan trong khi thi công sàn gỗ teak lào để công trình để và han chế việc bảo trì bảo hành.
Hướng dẫn cách thi công sàn gỗ teak lào
Sàn gỗ Teak nhìn chung không quá khó khăn để tiến hành lắp đặt, tuy nhiên có một số lưu ý rất quan trọng để có một hệ sàn hoàn hảo.
Quy cách tấm ván gỗ Teak
Loại gỗ sử dụng là gỗ Teak Lào hay còn gọi là Giá Tỵ Lào có quy cách:
Dày: 25 mm
Rộng: 120 mm
Dài: 2m
Màu sắc: Màu wanut
Phủ hoàn thiện bề mặt bằng sơn Woca hệ ngoài trời
Phụ kiện thi công
Để thi công một hệ sàn gỗ tự nhiên ngoài trời Teak Lào nhanh chóng nhất cần có các dụng cụ chuyên dụng bao gồm:
Tấm ván 2 mộng âm hai bên
Chốt nhựa
Vít inox
Sơn WOCA hệ ngoài trời
Hệ khung xương inox 304
Các dụng cụ bắt vít
…
Cách thi công sàn gỗ teak lào
Bước 1: Lắp và cố định hệ khung xương
Khung xương của hệ sàng là khung xương inox 304. Các thanh cương được thả 2 lớp khung chồng để nâng lên khoảng 10cm. Điều này giúp hệ sàn được thông thoáng và việc thoát nước được dễ dàng. Từ đó đảm bảo tuổi thọ cho toàn bộ sàn gỗ ngoài trời dưới các tác động môi trường.
Để giữ nhịp cho hệ sàn và độ chắc chắn khi có lực tác động, cần tích kê tại những vị trí của khung xương. Sau khi đã tích kê xuống mặt trần, cần quậy sikagrout (sika chống thấm) vào vị trí tích kê để chống thấm tại các lỗ khoan tích kê trên trần.
Bước 2: Bắt vít tấm ván vào khung xương
Mỗi tấm ván được thiết kế với mộng âm 2 bên để bắt vít vào khung xương. Tiến hành đặt lần lượt các tấm ván vào đúng vị trí. Tiếp đó nhét chốt nhựa vào khe giữa 2 mộng âm của 2 tấm ván liền kề sao cho chốt nằm trên thanh xương. Sau đó bắt vít inox vào chốt nhựa xuống khung xương để tạo liên kết sàn.
Cách làm này đảm bảo tính thẩm mỹ cho hệ sàng rất cao thay vì bắt vít trực tiếp từ tấm ván xuống khung xương.
Bước 3: Sơn phủ hoàn thiện bề mặt
Các tấm ván gỗ trước khi ghép được sơn một lượt nước sơn. Loại sơn được sử dụng là sơn phủ hoàn thiện bề mặt Woca hệ ngoài trời. Sau khi hoàn thành lắp sàn, tiến hành sơn thêm 1 lớp tại công trình để sàn bóng và đẹp.
Những lưu ý khi thi công sàn gỗ Teak Lào
Khi không gian có các bậc hay các gờ chắn, nhất là với ban công, sân thượng các chung cư hay sân vườn, tiến hành ốp sàn nên toàn bộ bậc/ gờ để đảm bảo thẩm mỹ. để đảm bảo thẩm mỹ. Lưu ý cần đo kích thước của bờ tường để xác định quy cách và số lượng tấm ván phù hợp.
Nếu phần sàn có lỗ thoát sàn (lỗ thoát nước), phần sàn được thiết kế những tấm ván sống. Những tấm này có thể nhấc ra được để dễ dàng vệ sinh khi có rác hay bụi bẩn. Sau khi lắp hoàn thiện, tiến hành sơn thêm 1 lớp nước sơn để sàn được bóng và bền
Hướng dẫn thi công sàn gỗ chuẩn quy cách
Để hoàn thiện được một công trình lát sàn gỗ đảm bảo tính thẩm mỹ và đạt chất lượng cao, thì bước thi công sàn gỗ đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Vậy quy trình lắp đặt sàn gỗ như thế nào thì đạt chuẩn? Mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây.....
Để hoàn thiện được một công trình lát sàn gỗ đảm bảo tính thẩm mỹ và đạt chất lượng cao, thì bước thi công sàn gỗ đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Vậy quy trình lắp đặt sàn gỗ như thế nào thì đạt chuẩn? Mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây.
Hiện nay, rất nhiều người dùng yêu thích và lựa chọn lắp đặt sàn gỗ trong nhà, sàn gỗ ngoài trời cho không gian sống thêm sang trọng và đẳng cấp.
Hướng dẫn quy trình thi công sàn gỗ tự nhiên trong nhà
Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn, kiểm tra độ phẳng của bề mặt sàn
Trước tiên, bạn cần quét dọn và vệ sinh thật sạch bề mặt sàn nhà. Và cần phải đảm bảo là bề mặt sàn phải thật bằng phẳng để tránh tình trạng sàn bị nhún sau khi lắp đặt.
Bước 2: Tiến hành trải Foam
Việc sử dụng lớp Foam lót có tác dụng chống ẩm mốc và hạn chế tiếng ồn. Nên sử dụng lớp Foam bằng cao su độ dày 3 ly sẽ giúp cho sàn gỗ không bị phập phều.
Các lớp lót sàn được trải liền nhau theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng. Bạn có thể gắn kết hai lớp lót liền kề nhau bằng băng dính.
Bước 3: Lắp đặt sàn gỗ
Vô keo đầy đủ vào ngàm khóa ở chiều ngang và chiều dài của mỗi thanh ván, định lượng trung bình là 1kg keo/ 6m2 sàn gỗ. Việc vô keo nhiều sẽ giúp cho giữ cho sàn gỗ cứng cáp, ít bị cong vênh, và không xảy ra hiện tượng sàn bị kêu cót két.
Khoảng hở giữa chân tường và mép sàn gỗ là 1 phân. Đây là khoảng hở an toàn cho sự giãn nở của sàn gỗ.
Bước 4: Lắp đặt phụ kiện sàn gỗ
Len chân tường có tác dụng cố định mép của ván sàn, ép sàn xuống sát mặt nền, đồng thời che hết khe hở giữa mép sàn và chân tường, đối với sàn gỗ tự nhiên nên sử dụng len tường bằng gỗ tự nhiên để có sự tương đồng về màu sắc.
Lưu ý: khi thi công sàn gỗ tự nhiên trong nhà chỉ nên lắp nổi trực tiếp trên Foam đối với sàn gỗ Engineered bởi vì loại này có độ ổn định cao. Còn đối với sàn gỗ Solid (gỗ nguyên tấm) lắp trên diện tích sàn tương đối lớn thì nên chọn phương án thi công trên găng gỗ hoặc lắp tăng board trên ván ép để hạn chế hiện tượng giãn nở và cong vênh của gỗ.
Các kiểu lát sàn gỗ tự nhiên trong nhà
Có 5 kiểu lát sàn gỗ tự nhiên trong nhà đẹp phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
Lát thẳng theo kiểu xếp đuổi
Đây là kiểu lát sàn phổ biến hiện nay. Hầu như tất cả ván sàn tự nhiên đều được lát theo cách này. Bởi ưu điểm của cách lắp đặt này là chi phí thi công thấp, thi công dễ dàng. Với kiểu lát sàn này thì các tấm ván sàn sẽ được xếp song song ghép liện tục với nhau từng hàng một, theo chiều của sàn gỗ cho đến hết. Những thanh này nối với thanh kia xếp so le với nhau.
Lát sàn kiểu xương cá 90 độ ( Herringbon)
Đây là cách lát sàn theo phong cách cổ điển Châu Âu, các tấm sàn bắt chéo nhau theo kiểu zíc zắc, 2 đầu tấm ván tạo thành góc 90 độ.
Lát sàn kiểu xương cá 45 độ (Chervon)
Gần giống như kiểu Herringbon nhưng đầu thanh ván vạt xéo tạo thành góc 45 độ.
Lát kiểu giỏ dệt hoặc kiểu xếp hình vuông
Với kiểu lát sàn này, sử dụng các tấm hình vuông lát với nhau, mỗi tấm hình vuông gồm những tấm nhỏ đặt song song theo tỉ lệ sao cho bằng nhau, có thể lát cùng hướng hoặc ngược hướng nhau.
Lát kiểu ô hoa văn
Đây là kiểu cầu kỳ nhất trong các kiểu lắp đặt sàn gỗ tự nhiên đòi hỏi phải có phương án sản xuất và thi công thật chuẩn xác. Kiểu lát này phù hợp ở những khu vực như sảnh khách sạn, phòng tiếp khách, resort hoặc khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Hướng dẫn quy trình và lưu ý thi công sàn gỗ tự nhiên ngoài trời, sàn gỗ nhựa composite ngoài trời
Bước 1: Kiểm tra vấn đề thoát nước
Sàn gỗ ngoài trời không thoát nước trên mặt sàn mà nước sẽ thoát qua khe hở giữa những thanh ván xuống dưới nền bê tông bên dưới. Vì vậy trước khi lắp đặt sàn gỗ ngoài trời cần phải kiểm tra xem nền bê tông bên dưới có cán đủ độ dốc để thoát nước hay chưa? Độ dốc yêu cầu để thoát nước là 1%, tránh tình trạng nước bị đọng vũng.
Bước 2: Lắp đặt khung xương
Nên lắp khung xương có khoảng hở so với nền bê tông bên dưới từ 10-20cm để lượng hơi ẩm phía dưới được lưu thông tốt hơn điều này sẽ giúp đảm bảo tuổi thọ sử dụng của gỗ.
Sử dụng khung xương bẳng inox 304 hoặc sắt tráng kẽm sơn chống rỉ, khi nâng khung xương thì nên làm 2 lớp để đảm bảo độ chắc chắn: lớp xương gánh cách nhau 1m, lớp xương bắn ván cách nhau 0,3m.
Bước 3: Lắp ván sàn
Giữa các tấm ván phải có khe hở 5mm để nước có thể thoát xuống nền phía bên dưới, sử dụng bộ phụ kiện chốt nhựa, vít inox để đảm bảo tính thẩm mỹ tránh việc phải bắn vít trực tiếp lên mặt ván.
Khi sử dụng sàn gỗ tự nhiên trong nhà và sàn gỗ tự nhiên ngoài trời nên lựa chọn hoàn thiện bề mặt bằng hệ dầu lau Osmo trong nhà hoặc ngoài trời thay vì các loại hoàn thiện bề mặt truyền thống. Điều này sẽ giúp cho việc bảo trì về sau sẽ dễ dàng và tiết kiệm chi phí.
Đơn vị chuyên thi công sàn gỗ chuyên nghiệp
REAL TREE là đơn vị thi công sàn gỗ với nhiều năm trong lĩnh vực sàn gỗ và đã thi công nhiều dự án lớn như: biệt thự Villa cao cấp, các căn hộ chung cư, khách sạn, siêu thị,… Cùng đội ngũ thợ thi công sàn gỗ có tay nghề cao, am hiểu chi tiết về sàn gỗ, lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn và tỉ mỉ trong từng giai đoạn lắp đặt, mang đến cho khách hàng một công trình đẹp hoàn hảo nhất.
Trước khi tiến hành thi công sàn, REAL TREE luôn khảo sát, đo đạc và tính toán kỹ lưỡng sao cho các tấm lát sàn được chẵn tấm, nguyên tấm từ trong ra ngoài, mà không cần phải bù đắp thêm một miếng tấm nhỏ nào vào. Đây là một sự tính toán kỹ lưỡng từ trước, chứ không phải là ngẫu nhiên, đảm bảo các tấm ván sàn luôn đều đẹp và đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
Qua những thông tin trên nếu bạn đã yêu thích sàn gỗ rồi và muốn lắp đặt sàn gỗ, thì hãy liên hệ với REAL TREE để được báo giá thi công sàn gỗ chi tiết nhất.
Chọn loại gỗ nào cho sàn gỗ ngoài trời để công trình đẹp và bền?
Bạn là người yêu thích vẻ đẹp tự nhiên của gỗ. Bạn muốn lắp đặt sàn gỗ cho công trình ngoài trời của mình, nhưng chưa biết nên lựa chọn loại ván sàn nào phù hợp.....
Bởi đối với các không gian ngoài trời không phải loại sàn gỗ nào cũng có thể lắp đặt được. Loại sàn gỗ ngoài trời phải có khả năng chống chịu với mọi điều kiện thời tiết mưa nắng, nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời…
Sàn gỗ ngoài trời là loại vật liệu gỗ ngoại thất có thể thay thế cho gạch, đá,… sử dụng cho các công trình ngoại thất, nơi thường xuyên tiếp xúc với nắng, mưa, độ ẩm không khí, nhiệt độ thay đổi. Sản phẩm vừa mang lại vẻ đẹp sang trọng, giá trị cho công trình ngoại thất của bạn, vừa khắc phục được những nhược điểm của các vật liệu cũ trước đây. Đó là lý do vì sao loại vật liệu mới này hiện đang được sử dụng rất rộng rãi trong các công trình cảnh quan ngoài trời như: sàn hồ bơi, ốp tường mặt ngoài nhà, làm chắn nắng, lát sàn sân vườn…
Hiện nay có rất nhiều loại ván sàn ngoài trời như: gỗ nhân tạo ngoài trời, sàn composite, tấm gỗ nhựa, gỗ chịu nước ngoài trời, gỗ tự nhiên ngoài trời.
Các loại sàn gỗ ngoài trời tốt nhất hiện nay
Có rất nhiều loại sàn gỗ ngoài trời, tuy nhiên chúng sẽ được phân loại thành 2 loại sau: Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời và Sàn Gỗ Nhựa ngoài trời.
1. Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời
Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời được sản xuất từ các loại gỗ chịu nước ngoài trời như: gỗ Teak ngoài trời, gỗ sao đen và gỗ tự nhiên biến tính.
– Gỗ Teak: có độ ổn định cao, có khả năng chống chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gỗ ít thấm nước, và trong gỗ có chứa tinh dầu tự nhiên giúp chống chọi lại các vi sinh vật gây hại như nấm mốc, mối mọt.
Có 2 loại gỗ Teak mà REAL TREE khuyên bạn nên lựa chọn: Teak Myanmar (Teak Miến Điện) và Teak Lào. Gỗ Teak Myanmar là loại gỗ có độ bền và có giá trị cao nhất trong các dòng gỗ Teak, gỗ nặng, cứng hơn những loại khác, độ ổn định gần như tuyệt đối. Gỗ Teak Lào có độ bền và độ ổn định chỉ sau Teak Myanmar.
– Gỗ sao đen: đây là loại cây gỗ cứng, rắn chắc và không bị mối mọt, có thể chịu được nắng mưa. Do là gỗ cứng, thớ gỗ dọc thân nên trong quá trình ngậm và nhả nước xảy ra liên tục khi sử dụng ngoài trời nên tỷ lệ nứt chân chim dọc theo thớ gỗ tương đối nhiều, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng tới độ bền của gỗ.
– Gỗ tự nhiên biến tính: là gỗ tự nhiên sử dụng phương pháp xử lý để tác động làm thay đổi cấu trúc của gỗ, giúp tăng độ bền, chống mối mọt cong vênh, tăng khả năng chịu nước chịu lửa của gỗ.
Có rất nhiều loại gỗ biến tính, nhưng ở đây Mộc Phát muốn giới thiệu đến bạn các loại gỗ tự nhiên biến tính vừa bền và đẹp cho công trình ngoài trời.
+ Gỗ Thermo wood: còn gọi là gỗ biến tính nhiệt hoặc gỗ carbon hoá. Gỗ được xử lý bằng công nghệ Thermo, có thời gian sử dụng lên đến 20 năm ở điều kiện ngoài trời.
+ Gỗ Thermo Ash: là loại gỗ được sản xuất từ nguyên liệu là gỗ tần bì, qua quá trình xử lý nhiệt. Gỗ Thermo Ash cũng rất được nhiều khách hàng ưa chuộng vì có vân đẹp, tông màu hiện đại.
+ Gỗ Thermo Pine: gỗ biến tính từ gỗ thông. Loại gỗ này tương đối mềm, có trọng lượng nhẹ, phôi gỗ dài nên được lựa chọn nhiều ở hạng mục ốp tường, trần bancon, làm chắn nắng,…
+ Gỗ Accoya: đây là loại gỗ biến tính, được sản xuất từ gỗ rừng trồng được chứng nhận FSC. Và công nghệ xử lý gỗ Accoya được xem là công nghệ hiện đại nhất hiện nay được gọi là Acetyl hoá để biến đổi cấu trúc của gỗ về mặt hoá học. Gỗ sau khi được biến tính có độ cứng tăng lên rất nhiều, chống mối mọt, ổn định về kích thước, không co ngót giãn nở. Không những thế, gỗ Accoya có thể sử dụng 50 năm ở ngoài trời.
2. Sàn Gỗ Nhựa Ngoài trời
– Sàn gỗ nhựa Composite
Đây là loại sàn nhựa ngoài trời có gốc nhựa PE được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Sản phẩm này có thành phần cấu tạo từ bột gỗ, nhựa PE và phụ gia.
Tất cả các sản phẩm gỗ nhựa gốc PE dành cho các công trình ngoài trời đều có chứa thành phần chống tia UV, chống oxy hóa hay bạc màu theo thời gian.
Hơn nữa, chất liệu Composite có khả năng chịu nhiệt lên tới 120 độ C (240 độ F), và nhiệt độ thấp nhất là 30 độ C (22 độ F). Nhờ đặc tính này mà sàn composite có thể chống chịu nước tốt, khả năng chịu nhiệt cao nên không cong vênh, co ngót hay mối mọt trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt ngoài trời.
Nhờ bởi những đặc tính trên nên sàn nhựa giả gỗ ngoài trời composite được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, và sử dụng làm sàn trong trong các công trình như: bể bơi trong nhà và ngoài trời, cafe sân vườn, đường đi dạo và mặt sàn cầu trong công viên, vườn hoa,…
Các công trình mà sử dụng sàn nhựa ngoài trời composite vừa mang lại vẻ đẹp tự nhiên của sàn gỗ, vừa khắc phục được những nhược điểm của gỗ như: không ngấm nước nên không bị cong, vênh, nấm mốc hay mối mọt. Không những thế, sàn gỗ nhựa composite có tính đồng nhất, bề mặt không cần lớp sơn phủ nên hầu như không cần bảo dưỡng, hoàn toàn khắc phục được nhược điểm của gạch hoặc đá dễ bị rêu bám và độ trơn trượt cao.
Công trình – Ứng dụng:
Sàn gỗ ngoài trời với những khả năng ưu việt khắc phục mọi nhược điểm của gỗ chưa qua xử lý, mang đến cho sản phẩm ván sàn có khả năng chống chịu với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giúp sàn có tuổi thọ cao nhất.
Vì thế, nên sàn gỗ ngoài trời được ứng dụng để làm: Sàn gỗ ban công, sàn gỗ hồ bơi, phòng tắm, sàn gỗ sân thượng, sàn gỗ sân vườn, gỗ ốp ngoài trời, ốp gỗ tường, bàn ghế ngoài trời, ốp bồn hoa.
Giá sàn gỗ ngoài trời:
– Giá ván gỗ nhựa
Trên thị trường có rất nhiều đơn vị phân phối và thi công sàn nhựa giả gỗ giá rẻ. Giá trung bình của sàn gỗ nhựa dao động trong khoảng 150.000 – 550.000 VNĐ/1m2 (Tùy thuộc vào chất liệu, màu sắc và nhà cung cấp vật liệu này).
– Giá ván gỗ tự nhiên
Đối với sàn gỗ tự nhiên ngoài trời có nhiều loại, phụ thuộc vào loại gỗ, xuất xứ loại gỗ và thương hiệu gỗ. Giá giao động của dòng gỗ này từ: 850.000 – 1.550.000 đ/m2.
Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời nên chọn loại nào tốt ?
Bạn là người yêu vẻ đẹp mộc mạc của gỗ, nhưng lại đang băn khoăn trong việc lựa chọn loại gỗ tự nhiên có khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ngoài trời mà không bị hư hại.
REAL TREE là đơn vị chuyên thi công các hạng mục gỗ ngoài trời với nhiều năm kinh nghiệm. Bài viết sau đây của chúng tôi hy vọng sẽ giúp mọi người đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Gỗ tự nhiên có rất nhiều nhưng chỉ những loại gỗ tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa mà vẫn giữ được sự ổn định, độ bền phải từ 10 năm trở lên thì mới có thể được xếp vào danh sách các loại gỗ tự nhiên ngoài trời. Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê ra những loại gỗ tự nhiên ngoài trời tốt nhất có thể sử dụng được ở điều kiện khí hậu tại Việt Nam.
Danh sách các loại sàn gỗ tự nhiên chịu nước tốt nhất hiện nay
1. Gỗ Teak: còn có tên gọi khác là gỗ Giả Tỵ phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Dương: Việt Nam, Lào, Myanmar và một số vùng ở Nam Phi, Nam Mỹ. Gỗ Teak có thớ gỗ to nhưng mịn và dai, gỗ cũng ít thấm nước nên có độ ổn định cao; ngoài ra trong bản thân gỗ có chứa tinh dầu tự nhiên giúp chống chọi lại các vi sinh vật gây hại như nấm mốc, mối mọt. Theo kinh nghiệm của REAL TREE , để đảm bảo thời gian sử dụng được lâu dài thì nên chọn Teak Myanmar hoặc Lào để sử dụng cho các hạng mục gỗ ngoài trời:
Teak Myanmar (Teak Miến Điện): là loại có giá trị cao nhất trong các dòng gỗ Teak, gỗ Teak Myanmar là cây gỗ được khai thác từ rừng nguyên sinh có tuổi đời hàng trăm năm (đa số các loại Teak khác được khai thác từ rừng trồng theo chuẩn FSC có tuổi đời từ 20-40 năm). Vì là cây cổ thụ lâu năm cho nên mắt của gỗ hầu như đã tiêu hết; gỗ nặng, cứng hơn những loại khác, độ ổn định gần như tuyệt đối.
Gỗ Teak Myanmar có màu vàng sậm hơn những loại Teak khác, lượng tinh dầu tự nhiên trong gỗ tự tiết ra rất nhiều nên trong quá trình sử dụng gặp trời nắng thì gỗ có màu vàng óng ánh, trời mưa gỗ chuyển sang màu vàng xám. Ngoài ra còn có những đường vân đen nhỏ mịn chạy dọc do cây hấp thụ muối khoáng của vùng đất Miến Điện tạo nên. Đó chính là những điểm độc đáo khác biệt tạo nên giá trị của Teak Myanmar so với phần còn lại. Tuy nhiên thì cũng chính vì giá trị cao mà số lượng ngày càng khan hiếm cho nên gỗ Teak Myanmar có giá rất đắt. Sử dụng Teak Myanmar có chi phí đầu tư lớn nên chỉ phù hợp ở những villa, penthouse triệu đô hoặc những công trình thật sự đẳng cấp.
Teak Lào: Độ bền và độ ổn gỗ Teak Lào đứng thứ 2 chỉ sau Teak Myanmar, chi phí đầu tư cũng ở mức hợp lý và vừa phải hơn. Muốn sử dụng gỗ Teak Lào ngoài trời có tuổi thọ trên 10 năm thì phải chọn những cây có tuổi đời từ 30 năm trở lên, cây càng già gỗ sẽ đanh chắc, và có độ ổn định cao hơn, hạn chế được vấn đề cong vênh, co ngót khi tiếp xúc mưa nắng.
Gỗ Teak Lào có màu vàng tươi hơn so với Teak Myanmar nhưng vẫn sẫm màu hơn so với gỗ Teak Nam Phi, chọn những cây gỗ Teak Lào trên 30 năm tuổi sẽ thu được ván thành phẩm có mặt rộng, ít mắt gỗ, tăng tỷ lệ lõi và giảm bớt tỷ lệ dác gỗ; dác bám mỗi bên biên của ván thành phẩm Teak Lào ngoài trời chỉ nên tối đa 5mm, bởi vì phần dác gỗ này vẫn có khả năng bị mối mọt xâm hại.
2. Gỗ sao đen: Sao đen là cây gỗ lớn, rắn chắc và không bị mối mọt, trong gỗ có tinh dầu bảo quản tự nhiên giúp gỗ có thể chịu được nắng mưa. Do là gỗ cứng, thớ gỗ dọc thân nên trong quá trình ngậm và nhả nước xảy ra liên tục khi sử dụng ngoài trời nên tỷ lệ nứt chân chim dọc theo thớ gỗ tương đối nhiều, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng tới độ bền của gỗ.
Trên thị trường hiện nay chất lượng tốt và ổn định nhất là gỗ Sao đen của Nam Mỹ, độ bền gỗ Sao đen Nam Mỹ không hề kém cạnh so với Teak Lào và giá thì rẻ hơn đôi chút so với Teak Lào.
3. Gỗ tự nhiên biến tính: biến tính gỗ là các phương pháp xử lý để tác động nhằm thay đổi cấu trúc của gỗ giúp tăng độ bền, chống mối mọt cong vênh, tăng khả năng chịu nước chịu lửa. Gỗ dùng để biến tính thông thường là các loại gỗ mềm và gỗ cứng của Bắc Mỹ và Châu Âu. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều công nghệ biến tính gỗ khác nhau, nhưng REAL TREE chỉ nêu ra ở đây 2 loại phổ biến dưới đây:
Gỗ Thermo wood: còn gọi là gỗ biến tính nhiệt hoặc gỗ carbon hoá, có nguồn gốc từ Phần Lan hiện nay thì rất phổ biến ở các nước Châu Âu. Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ từ 160-280 độ C trong môi trường có vật chất bảo vệ như hơi nước, khí trơ hoặc không khí ít oxy. Gỗ sau khi gia nhiệt sẽ được nén dưới áp lực cao. Gỗ xử lý bằng công nghệ Thermo có màu chuyển sau nâu nhạt, thời gian sử dụng lên đến 20 năm ở điều kiện ngoài trời. Gỗ Thermo nhập khẩu từ Phần Lan là loại có chất lượng ổn tốt nhất nếu đem so sánh giữa gỗ Thermo với gỗ Teak Lào đạt tuổi đời trên 30 năm thì độ bền và độ ổn định của gỗ Teak Lào vẫn nhỉnh hơn đôi chút, trên thị trường hiện nay phổ biến nhất là 2 loại Thermo Ash và Thermo Pine
Gỗ Thermo Ash: Nguyên liệu dùng để xử lý biến tính là gỗ Ash (tần bì) nên còn được gọi là tần bì biến tính. Thermo Ash cũng rất được các kiến trúc sư ưa chuộng vì có vân đẹp, tông màu hiện đại. Giá của gỗ Thermo Ash thấp hơn một ít so với gỗ Teak Lào
Gỗ Thermo Pine: gỗ được dùng để biến tính là Pine (gỗ thông), gỗ thông biến tính Thermo Pine tương đối mềm, có trọng lượng nhẹ, phôi gỗ dài nên được lựa chọn nhiều ở hạng mục ốp tường, trần bancon, lam chắn nắng, giàn pergola… Nếu đem so với Thermo Ash thì gỗ Thermo Pine có độ bền thấp hơn, và giá cũng rẻ hơn
Gỗ Accoya: Đây là một thương hiệu gỗ biến tính của tập đoàn Accsys có nhà máy đặt tại Hà Lan. Gỗ Accoya được sản xuất từ gỗ rừng trồng được chứng nhận FSC. Công nghệ sản xuất gỗ Accoya có thể coi là công nghệ biến tính gỗ tốt nhất hiện nay, phương pháp này tên là Acetylation hay có thể hiểu là Acetyl hoá để biến đổi cấu trúc của gỗ về mặt hoá học, gỗ sau khi được biến tính có độ cứng tăng lên rất nhiều, chống mối mọt, ổn định về kích thước, không co ngót giãn nở. Gỗ Accoya được mệnh danh là “gỗ kim cương” bởi vì độ bền rất đáng kinh ngạc, không hề kém cạnh so với gỗ Teak Myanmar, có thể sử dụng 50 năm ở ngoài trời và 25 năm nếu ở dưới mặt đất. Gỗ Accoya màu trắng ngà, khi ngửi có mùi của giấm, hiện nay gỗ Accoya có giá tương đương với gỗ Teak Myanmar.
Ngoài ra REAL TREE còn có vài vấn đề lưu ý với các bạn khi lắp đặt và sử dụng sàn gỗ tự nhiên ngoài trời :
Gỗ tự nhiên sử dụng trong các hạng mục gỗ ngoài trời đặc biệt là sàn gỗ ngoài trời thì phải có độ dày từ 20mm trở lên. Nên sử dụng khung xương bằng inox 304 thay vì khung xương sắt, gỗ hoặc nhựa; bởi vì khung xương là vị trí tiếp xúc với nước và hơi ẩm phía dưới sàn, khung xương có tác dụng nâng đỡ sàn nên phải chắc chắn tránh tình trạng gỗ chưa hỏng mà khung xương đã hỏng
Lắp đặt sàn gỗ tự nhiên ngoài trời tốt nhất nên có một khoảng hở khoảng 20-30mm giữa sàn bê tông và sàn gỗ, và giữa các thanh ván phải có khoảng hở 5mm để giúp cho hơi ẩm phía dưới sàn được lưu thông tốt hơn giúp kéo dài tuổi thọ của gỗ.
Trong quá trình sử dụng gỗ tự nhiên ngoài trời sẽ xảy ra hiện tượng nứt chân chim nhiều hay ít tuỳ vào loại gỗ, tuy nhiên thì đây là điều bình thường và không ảnh hưởng tới độ bền của gỗ
Tùy vào vị trí sử dụng, khu vực nắng ít hay nhiều mà gỗ tự nhiên ngoài trời sẽ dần dần chuyển sang màu xám bạc. Có nhiều khách hàng thích màu bạc này của gỗ, một số lại không. Trường hợp này chúng ta có thể sử dụng hệ dầu lau Osmo (nhập khẩu từ Đức) dành cho gỗ ngoài trời để bảo dưỡng định kỳ 01-02 năm/lần giúp giữ màu tự nhiên cho gỗ hoặc có thể lên màu tuỳ thích.
Nếu bạn đã trót yêu vẻ đẹp mộc mạc của gỗ tự nhiên thì hãy chiều nó thêm một chút nhé. REAL TREE tin chắc là nó sẽ không làm bạn thất vọng !